Excel cơ bản – Bài tập xếp học lực bằng hàm IF
Như đã nêu trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hàm IF, trong phạm vi bài này chúng ta cùng sử dụng hàm if và hàm round để giải quyết bài toán:
Trong ý 1 các bạn trình bày như hình vẽ.
Ý 2: Tính điểm trung bình dựa vào công thức đã cho. Tại ô K5 ta nhập như sau: =ROUND((E5+F5+G5+(H5+I5)*2+J5*3)/10,1)
Sau đó các bạn sử dụng lệnh Copy-Paste cho các ô còn lại trong cột ĐIỂM TBM.
Y 3: Xếp loại học lực:
Xem lại Cấu trúc hàm If: = IF(Biểu thức logic, Giá trị trả về khi biểu thức logic đúng, Giá trị trả về khi biểu thức logic sai)
Trước khi làm chúng ta cùng phân tích để có hướng giải quyết các bài toán tương tự:
Bài toán xếp loại học lực có 5 nhánh: Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu, Kém mà hàm If chỉ xét được bài toán có 2 nhánh: Đúng/Sai. Vậy phải làm thế nào?
Các bạn không phải quá lo lắng, vì chúng ta có thể biến hình từ 5 nhánh về 2 nhánh như sau:
1. Nếu TBM>=8 thì đạt loại Giỏi ngược lại thì các trường hợp còn lại (Khá, Trung Bình, Yếu, Kém)
2. Nếu TBM>=6.5 thì đạt loại Khá ngược lại thì các trường hợp còn lại (Trung Bình, Yếu, Kém).
các trường hợp còn lại ta cũng xét tương tự.
Mục 2 ở trên chính là các trường hợp còn lại của mục 1.
Và cuối cùng chúng ta có hàm như sau:
Tại ô L5 ta nhập: =IF(K5>=8,”Giỏi”,IF(K5>=6.5,”Khá”,IF(K5>=5,”Tr.Bình”,IF(K5>=3.5;”Yếu”,”Kém”))))
Tóm lại: Chúng ta kết hợp các hàm IF với nhau, các đối số của hàm if có thể là một hàm If khác (If lồng nhau), ví dụ:
=IF(Điều_Kiện,IF(Điều_Kiện_1,Giá_trị_đúng_1,Giá_trị_sai_1),Giá_trị_sai);
Hoặc
=IF(Điều_Kiện,Giá_trị_đúng,IF(Điều_Kiện_1,Giá_trị_đúng_2,Giá_trị_sai_2));